6- Thánh Linh nơi

Những Giằng Co Nội Tại của Con Người (Gal 5:19).


"Từ kinh nghiệm làm nên đặc tính của thời đại chúng ta này, để sửa soạn cho cuộc Đại Hỷ, chúng ta phải nhấn mạnh đến 'những ước muốn của thần linh', như những huấn từ vang vọng trong đêm tộùi của một thời điểm mùa vọng mới, mà cuối mùa vọng này, như hai ngàn năm trước đây, 'mọi người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa' (Lk.3:6; x.Is.40:5). Đây là một điều khả dĩ và là một niềm hy vọng mà Giáo Hội ký thác cho con người nam nữ hôm nay".
 

            55- "Tiếc thay, lịch sử cứu độ chứng tỏ việc Thiên Chúa đến gần và việc làm Ngài hiện diện với loài người cũng như với thế giới này, một 'cuộc hiển linh (condescension)' của Thần Linh như thế, gặp phải trở ngại và chống đối (meets with resistance and opposition) nơi thực tại loài người chúng ta. Về quan điểm này, đúng biết bao những lời tiên tri của ông già Simêon, người được Thần Linh thúc đẩy, lên Đền Thờ Gia-Liêm, để nói tiên tri, trước sự hiện diện của Hài Nhi mới sinh ở Bêlem, rằng Người 'được xếp đặt để cho nhiều người trong Ích-Diên vấp ngã và chỗi dậy, để là một dấu hiệu xung khắc (a sign of contradiction)' (Lk.2:27,34). Việc chống lại Thiên Chúa, Đấng là một Thần Linh vô hình, cho tới mức độ bắt nguồn tự ngay sự kiện tương khắc sâu xa giữa thế giới và Thiên Chúa, nói như thế có nghĩa là, từ nơi 'tính chất hữu hình' (visibility) và 'tính chất thể lý' (materiality) của thế giới này tương phản với Đấng là 'Thần Linh vô hình' và 'tuyệt đối'; từ tình trạng bất toàn chính yếu và thực sự của thế giới tương phản với Đấng là hữu thể hoàn hảo (the perfect being). Nhưng, về phương diện đạo đức, việc chống đối này trở thành một mối giằng co (conflict) và nổi loạn (rebellion), nguyên nhân là do cái thứ tội chiếm cứ cõi lòng con người, nơi mà 'những ý muốn của xác thịt ngược lại với Thần Linh và những ý muốn của Thần Linh ngược lại với xác thịt' (Gal.5:17). Về thứ tội này, Chúa Thánh Thần cần phải 'làm cho thế giới nhận thức', như chúng ta đã nói đến (trong phần 2 của thông điệp).

            "Chính Thánh Phaolô đã diễn tả một cách xác thực nỗi căng thẳng (tension) và đối chọi (struggle) làm rắc rối cho cõi lòng con người. Chúng ta đọc thấy nó trong Thư gửi cho giáo đoàn Galata: 'Song tôi nói, hãy bước đi theo Thần Linh mà đừng tìm những thỏa mãn của xác thịt. Vì những ước muốn của xác thịt thì ngược lại với Thần Linh, và những ước muốn của Thần Linh ngược lại xác thịt; bởi những điều này ngược lại với nhau như thế mà anh em không thực hiện được điều anh em muốn' (5:16f). Nơi con người là một hữu thể được hình thành bởi xác thể và tinh thần vốn đã có một nỗi căng thẳng, một đối chọi của những khuynh hướng giữa 'tinh thần' và 'xác thịt'. Song nỗi đối chọi do di sản của tội thực ra là hậu qủa của tội và đồng thời là một xác nhận về (sự hiện diện của) tội. Đây là một phần của kinh nghiệm (sống) thường nhật. Thánh tông đồ viết: 'Giờ đây những công việc của xác thịt đã rõ ràng: đó là dâm tà, ô uế, buông thả... say sưa, chè chén và những thứ tương tự như vậy'. Đây là những tội có thể được gọi là 'nhục dục' (carnal). Song thánh nhân cũng thêm cả những thứ khác nữa: 'thù hằn, cãi lẫy, ghen tương, giận dữ, vị kỷ, bất mãn, bè phái, tị hiềm' (Gal.5:19-21). Tất cả những thứ này (kể cả những thứ được gọi là 'nhục dục' trên đây) hợp lại thành 'những công việc của xác thịt'.

            Những công việc thực là sự dữ này, Thánh Phaolô đặt chúng ở một vị thế tương khắc với 'hoa trái của Thần Linh', như 'yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nhịn, từ ái, nhân lành, trung thực, dịu hiền và tự chế' (Gal.5:22f). Theo ý tứ thì rõ ràng là Thánh Tông Đồ không đặt vấn đề loại trừ hay lên án xác thể là thành phần cùng với hồn thiêng (spiritual soul) làm nên bản tính của con người cùng với chủ thể cá biệt của con người (personal suoàectivity). Trái lại, thánh nhân chỉ quan tâm đến những công việc tốt hay xấu theo luân lý (the morally good or bad works) mà thôi, hay nói đúng hơn, đến những điều kiện vẫn có (the permanent dispositions) - như các nhân đức và các tính hư nết xấu - là hoa trái của việc thuận phục (nơi trường hợp các nhân đức) hay của mối trở ngại (nơi trường hợp các tính mê nết xấu) đối với tác động cứu độ của Chúa Thánh Thần. Kết cục lại thì Thánh Tông Đồ viết: 'Nếu chúng ta sống bởi Thần Linh, thì chúng ta cũng hãy bước theo Thần Linh' (Gal.5:25). Ở những đoạn khác, ngài còn viết: 'Đối với những ai sống theo xác thịt thì hướng tâm trí về những thứ của xác thịt, còn những ai sống theo Thần Linh thì hướng tâm trí về những sự của Thần Linh'; 'Anh em ở trong Thần Linh nếu Thần Linh của Thiên Chúa thực sự ở trong anh em' (x.Rm.8:5,9). Tình trạng tương phản mà Thánh Phaolô nói đến giữa sự sống 'theo Thần Linh' và sự sống 'theo xác thịt' làm hiện lên một tình trạng tương phản khác nữa: đó là một tương phản giữa 'sự sống' và 'sự chết'. 'Hướng tâm trí về xác thịt thì chết, song hướng tâm trí về Thần Linh thì sống và bình an'; bởi thế mới có lời cảnh giác là: 'Vì nếu anh em sống theo xác thịt anh em sẽ chết, bằng nếu nhờ Thần Linh anh em hạ sát những việc làm của thân xác thì anh em sẽ được sống' (Rm.8:6,13).

            "Hiểu cho đúng ra thì đây là một huấn dụ để sống theo chân lý, đó là, sống theo mệnh lệnh của một lương tâm chân chính (the dictates of an upright conscience), đồng thời đó cũng là một tuyên xưng đức tin vào Thần Linh chân lý là Đấng ban sự sống. Bởi thân xác đã 'chết vì tội lỗi', nhưng tinh thần của anh em đang sống vì đức công chính'. Vậy nên, anh em thân mến, chúng ta là những con nợ, không phải là của xác thịt để sống theo xác thịt' (Rm.8:10,12). Trái lại, chúng ta là những con nợ của Đức Kitô, Đấng đã làm cho sự công chính của chúng ta nên công hiệu trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, chiếm hữu cho chúng ta Chúa Thánh Linh: 'Thật thế, chúng ta đã được chuộc lại bằng một giá cao' (cf.1Cor.6:20).

            "Trong các bản văn của Thánh Phaolô có một tính cách nhấn mạnh nổi bật (a super-imposing) - và một tính cách đồng thấu hỗ tương (a mutual compenetration) - về chiều kích siêu hình (xác thịt va tâm linh), đạo đức (sự thiện và sự dữ luân lý), và thánh linh (tác động của Chúa Thánh Thần trong trật tự ân sủng). Những lời của ngài (nhất là trong những Thư gửi cho giáo đoàn Rôma và Galata) cho chúng ta nhận thấy được và cảm thấy được một cách sống động sức căng thẳng và đối chọi diễn ra nơi con người, giữa việc cởi mở trước tác động của Chúa Thánh Thần và tình trạng ngăn trở cũng như việc chống đối với Ngài, với tặng ân cứu độ của Ngài. Những lãnh vực hay vị thế của tình trạng tương khắc này là, về phía con người, mức độ hạn hữu và tình trạng tội lỗi của họ là những yếu tố chính yếu nơi thực tại tâm lý cũng như đạo lý của họ; và về phía Thiên Chúa, là mầu nhiệm của tặng ân (mystery of gift), đó là việc Thiên Chúa không ngừng ban phát sự sống thần linh trong Chúa Thánh Thần. Ai sẽ thắng? Đó là người đón nhận tặng ân này. 

            56- "Tiếc thay, tình trạng ngăn trở cho Chúa Thánh Thần mà Thánh Phaolô nhấn mạnh trong chiều kích nội tại và chủ quan (the interior and suoàective dimension) như là một sự căng thẳng, đối chọi và nổi loạn xẩy ra nơi cõi lòng con người lại tìm thấy chiều kích ngoại tại (exterior dimension) của nó nơi mọi giai đoạn lịch sử và nhất là nơi thời điểm hiện đại này, một chiều kích ngoại tại, được mặc lấy hình thức cụ thể, như những gì được chất chứa trong văn hóa và văn minh, như hệ thống triết học, như ý thức hệ, như dự án để hành động và để hình thành hành vi cử chỉ con người. Chiều kích ngoại tại này được thể hiện rõ ràng nhất nơi duy vật chủ nghĩa (materialism), cả về hình thức lý thuyết của nó: như một hệ thống tư tưởng, và cả về hình thức thực hành của nó: như cách thức giải thích và đánh giá những dữ kiện, cùng với dự án thi hành theo đó. Một hệ thống phát triển nhất đã đưa hình thức tư tưởng, ý thức hệ và lề thói tác hành này đến những hậu qủa thực tế cực đoan của mình, đó là chủ thuyết duy vật biện chứng (dialectical) và duy vật lịch sử, một chủ thuyết duy vật còn được coi như là trọng tâm chính yếu của chủ thuyết Mat-Xít (Marxism).

            "Theo nguyên tắc và thực tế, chủ nghĩa duy vật tự bản chất loại trừ sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa, Đấng là thần linh, trong thế giới, nhất là nơi con người. Là một hệ thống vô thần thực sự và có tổ chức, nó hoàn toàn không chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa. Đây là một hiện tượng làm rung động thời đại của chúng ta: hiện tượng vô thần, một hiện tượng được Công Đồng Chung Vaticanô II đề cập đến nơi một số trang đáng kể (x.Gaudium et Spes, 19, 20,21). Mặc dầu thế, không thể nào nói đến chủ nghĩa vô thần một chiều hay hoàn toàn giới hạn nó vào triết lý duy vật, vì có nhiều hình thức vô thần và vì từ ngữ được dùng thường sai ý nghĩa, song một điều chắc chắn là chủ nghĩa duy vật đích thực và xác đáng có một tính cách vô thần, khi hiểu nó như là một lý thuyết để giải thích thực tại cũng như khi chấp nhận nó làm nguyên tắc chính cho tác hành cá nhân và xã hội. Trật tự của các giá trị và các mục đích của hành động mà nó diễn tả gắn liền với việc giải thích toàn thể thực tại như là 'vật chất' (matter). Đôi khi nó cũng nói đến 'tinh thần' và về 'những vấn đề tinh thần', chẳng hạn như ở những ngành về văn hóa hay luân lý, nó làm như vậy cũng chỉ vì nó cho những sự kiện này như được phát xuất từ vật chất (tiềm tượng - epiphenomena), vì, theo hệ thống này, vật chất là một thể thức duy nhất của hữu thể. Theo đó, nó cắt nghĩa, tôn giáo chỉ có thể được hiểu như là một thứ 'ảo ảnh lý tưởng' (idealistic illusion), cần phải chống lại với những phương tiện và phương pháp xứng hợp nhất theo hoàn cảnh thời gian và không gian, để loại trừ nó ra khỏi xã hội cũng như ra khỏi chính tâm hồn con người.

            "Vì thế, có thể nói rằng, duy vật chủ nghĩa là một phát triển có hệ thống và theo luận lý của cái được gọi là 'ngăn trở' và chống đối mà Thánh Phaolô đã lên án bằng những lời: 'Những ước muốn của xác thịt thì ngược lại với Thần Linh'. Thế nhưng, như Thánh Phaolô nhấn mạnh ở phần thứ hai trong diễn từ của ngài, thì việc chống đối ra mặt này (this antagonism) lại có tính cách hỗ tương: 'Những ước muốn của Thần Linh thì ngược lại với xác thịt'. Những ai muồn sống theo Thần Linh, bằng việc chấp nhận và đáp ứng hoạt động cứu độ của Ngài, không thể nào làm được điều này nếu họ không từ bỏ những khuynh hướng nội tại cũng như ngoại tại cùng với những đòi hỏi của 'xác thịt', cả việc thể hiện có tính cách ý hệ và lịch sử của nó như là một chủ nghiã duy vật phản giáo (as anti-religious 'materialism'). Từ kinh nghiệm làm nên đặc tính của thời đại chúng ta này, để sửa soạn cho cuộc Đại Hỷ, chúng ta phải nhấn mạnh đến 'những ước muốn của thần linh', như những huấn từ vang vọng trong đêm tộùi của một thời điểm mùa vọng mới, mà cuối mùa vọng này, như hai ngàn năm trước đây, 'mọi người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa' (Lk.3:6; x.Is.40:5). Đây là một điều khả dĩ và là một niềm hy vọng mà Giáo Hội ký thác cho con người nam nữ hôm nay. Giáo Hội biết rằng cuộc đụng độ hay suy sụp giữa 'những ước muốn ngược lại với thần linh' đánh dấu thật nhiều phương diện của văn minh hiện đại, đặc biệt là trong một số những lãnh vực của nó, và 'những ước muốn ngược lại với xác thịt', như việc Thiên Chúa đến với chúng ta, việc Nhập Thể của Ngài, việc thông ban liên lỉ được đổi mới của Chúa Thánh Thần - cuộc đụng độ hay suy sụp này, trong nhiều trường hợp, có thể làm nên một thiên nhiên tang thương và có thể dẫn đến những cuộc thảm bại mới cho nhân loại. Thế nhưng, Giáo Hội vững tin rằng, về phía Thiên Chúa, luôn có một cuộc ban phát cứu độ (a salvific self-giving), một cuộc thể hiện cứu độ (a salvific comihg), và bằng một cách nào đó, một cuộc nhận thức cứu độ liên quan đến tội lỗi (a salvific 'convincing concerning sin') bởi quyền phép của Thần Linh.

 

            57- "Cuộc tương khắc được Thánh Phaolô nói đến giữa 'Thần Linh' và 'xác thịt' cũng bao gồm cả cuộc tương khắc giữa 'sự sống' và 'sự chết'. Đây là một vấn nạn trầm trọng, mà khi quan tâm đến nó, người ta phải nói ngay rằng, duy vật chủ nghĩa, như một hệ thống tư tưởng, trong mọi hình thức của nó, là việc chấp nhận sự chết như cùng đích thực sự cho cuộc hiện hữu của con người. Mọi sự đã là thể chất thì tiêu tan, và vì thế, thân xác con người (về phương diện nó là 'thú vật') thì tử vong. Nếu con người, theo yếu tính (essence) của mình, chỉ là 'xác thịt', thì sự chết đối với họ vẫn là một giới tuyến và giới hạn không thể nào vượt qua. Bởi thế, người ta có thể hiểu tại sao lại nói rằng sự sống loài người chẳng là gì hơn là 'hiện hữu để mà chết đi' (existence in order to die).

            "Cần phải thêm rằng, ở chân trời của nền văn minh hiện đại - đặc biệt trong hình thức được phát triển nhất theo nghĩa kỹ thuật và khoa học - những dấu hiệu và triệu chứng của sự chết (the signs and symptoms of death) đã trở thành hiện thực đặc biệt và thường xuyên. Người ta không thể nào không nghĩ đến những cuộc thi đua võ trang (tha arms race) và theo đó là mối nguy cơ tự hủy do nguyên tử lực gây ra. Hơn thế nữa, mọi người càng ngày càng biết đến tình trạng trầm trọng nơi những miền rộng lớn trên hành tinh của chúng ta bị đánh dấu bằng tình trạng nghèo nàn và đói khát phải đương đầu với tử thần. Đây không phải chỉ là vấn đề kinh tế mà trước hết là vấn đề đạo đức. Thế nhưng, ở chân trời của thời điểm chúng ta lại càng hiện lênï 'những dấu hiệu tử vong' (signs of death) tăm tối hơn nữa: đó là một tục lệ đã được thành hình rộng rãi - ở một số nơi nó còn đe dọa trở nên như một pháp chế - trong việc sát hại sự sống của con người trước khi chúng được sinh ra, hay trước khi chúng tiến đến lúc theo tự nhiên mà chết. Hơn nữa, bất chấp nhiều nỗ lực cao qúi cho hòa bình, những cuộc chiến mới vẫn bùng nổ và đang diễn tiến, những cuộc chiến hủy hoại những mạng sống hay sức khỏe của trăm ngàn người. Và người ta làm sao có thể quên được những cuộc tấn công phạm đến sự sống con người bằng khủng bố được tổ chức trên một bình diện quốc tế?

            "Tiếc thay, đó mới chỉ là nét chấm phá đơn sơ và chưa trọn nơi bức tranh tử thần (the picture of death) đang được phác họa trong thời điểm của chúng ta, thời điểm mà chúng ta càng ngày càng tiến gần đến tận cùng của đệ nhị Thiên Niên của kỷ nguyên Kitô giáo. Đã không nổi lên hay sao, một lời khẩn cầu, mới mẻ và được ý thức cách nào đó, dâng lên Thần Linh ban sự sống, từ những bóng tối tăm của một thứ văn minh vật chất, đặc biệt từ những dấu hiệu tử vong đang tăng lên trong bức tranh xã hội học và lịch sử là môi trường văn minh nhờ đó được cấu tạo nên? Bất cứ giá nào đi nữa, ngay cả cái giá tự do cho mức độ hy vọng hay tuyệt vọng của con người, cũng như cho những ảo tưởng hay lừa dối gây ra bởi việc phát triển của những hệ thống duy vật trong tư tưởng và trong cuộc sống, thì vẫn còn một bảo đảm nơi Kitô giáo, đó là Thần Linh muốn thổi đâu tùy ý và chúng ta có được 'những hoa trái đầu mùa của Thần Linh', và vì thế, mặc dầu chúng ta lụy thuộc vào những khổ đau trong thời gian là một thực tại sẽ qua đi, 'chúng ta rên rỉ trong lòng trong khi chúng ta đợi chờ... cuộc cứu chuộc của thân xác chúng ta' (Rm.8:23), hay cuộc cứu chuộc của cả yếu tính nhân loại chúng ta, bao gồm thể lý lẫn tinh thần. Phải, chúng ta rên rỉ, song rên rỉ trong một niềm trông mong đầy những hy vọng không suy sụt, bởi chính vì hữu thể nhân loại này mà Thiên Chúa đã đến gần, một Thiên Chúa là Thần Linh. Thiên Chúa Ngôi Cha, 'khi sai Con riêng mình mặc lấy hình ảnh xác thịt tội lỗi, và vì tội lỗi, Ngài đã lên án tội lỗi trong xác thịt' (Rm.8:3). Vào lúc tột đỉnh của Mầu Nhiệm Vượt Qua, Con Thiên Chúa, làm người và bị đóng đanh vì tội lỗi của thế gian, đã hiện đến giữa các Tông Đồ của Người sau cuộc Phục Sinh, thở hơi trên các vịï mà phán: 'Các con hãy nhận lấy Thánh Linh'. 'Hơi thở' này tiếp tục cho đến muôn đời, vì 'Thần Linh trợ giúp chúng ta trong nỗi yếu đuối của chúng ta' (Rm.8:26).